11 Bước Chuẩn Bị Mở Quán Trà Sữa Thành Công

Nhà hàng đồ ăn nhanh – Fast food

Nhà hàng cà phê – Coffee shop

Nhà hàng phục vụ tiệc – Banquet hall

Nhà hàng tiệc cưới – Wedding restaurant

Bar – Cafe – Trà sữa

Kiot bánh trung tâm mua sắm

Tiệm bánh Pizza

Căn tin bệnh viện

Bếp siêu thị

Bàn inox cao cấp

Tủ trưng bày giữ nóng thức ăn

Xe đẩy thức ăn

Bàn inox có chậu rửa

Chậu rửa inox

Máy rửa bát

Bàn inox

Giá inox

11 bước chuẩn bị mở quán trà sữa thành công

Với xu hướng giới trẻ ngày càng ưu chuộng trà sữa, nếu không gọi là hot”. Đối tượng tập trung chủ yếu là học sinh sinh viên, các cặp tình nhân và gia đình thư giãn vào cuối tuần.

Bạn thích thưởng thức trà sữa? bạn đang có ý tưởng để mở quán trà sữa? Sau đây là một số gợi ý giúp bạn bắt đầu việc kinh doanh quán trà sữa của mình nhé!

11 bước chuẩn bị để mở quán trà sữa

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng

Học sinh, sinh viên

Bước 2: Xác định nguồn vốn để mở quán

Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mở quán.

Chi phí thuê địa điểm nếu chưa có (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng)

Chi phí thiết kế quán

Chi phí sửa sang quán nếu cần

Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán

Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế

Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing…

Đặc biệt, nên dự trù 1 khoản tiền để duy trì quán bước ban đầu tầm 6 đến 12 tháng đầu.

Bước 3: Tìm hiểu thị trường kinh doanh, lên kế hoạch cho menu

Lên ý tưởng cho menu của quán trà sữa

Bạn nên tìm hiểu thị trường trà sữa, khu vực bạn muốn kinh doanh. Để có thể chuẩn bị thật tốt.

Ngoài ra, kế hoạch lên menu như thế nào? Gồm bao nhiêu món? Những món nào? Là yếu tố khá quan trọng. Giúp bạn tìm được nhà cung cấp nguyên liệu tốt, đầy đủ. Đặc biệt giúp bạn chuẩn bị, tính toán được những thiết bị bạn cần.

Bước 4: Lựa chọn vị trí mở quán

Một vị trí quán đẹp, sẽ hút khách nhiều hơn. Vậy đẹp là sao? Một vị trí gần trường học, nếu bạn định hướng khách là học sinh sinh viên. Khu vực đông dân cư có thể gần các khu chung cư. Các địa điểm khu vui chơi, giải trí…

Hoặc bạn có thể tận dụng mặt bằng đang có sẵn. Hoặc một mặt bằng ít cạnh tranh nhưng phải đảm bảo có nguồn khách tiềm năng của bạn nhé.

Bước 5: Lên ý tưởng, chủ đề cho quán

Vẫn có một số người phân vân về việc nên chuyển nhượng 1 quyền sở hữu thương hiệu nổi tiếng. Hoặc tự phát triển một thương hiệu riêng cho mình.

Nhượng quyền kinh doanh một thương hiệu

Gong Cha thương hiệu nổi tiếng

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng: Dingtea, Gongcha, KOI, Chago, … Với ưu điểm, bạn lựa chọn cách kinh doanh này, bạn sẽ không phải lo lắng về thực đơn, chất lượng sản phẩm nữa. Hãng sẽ làm những việc này, và cả bảng hiệu marketing bên ngoài luôn.

Nhưng chi phí đầu tư là khá cao để được nhượng quyền kinh doanh một thương hiệu. Bạn nên cần nhắc kỹ.

Xây dựng thương hiệu riêng

Về phương án này, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh, ý tưởng kinh doanh, xây dựng và duy trì quán.

Thêm một mẹo nhỏ cho các bạn khi lên chủ đề quán: nếu nhắm tới đối tượng là học sinh sinh viên nên tạo không gian trẻ trung, nhiều màu sắc, có một chút độc lạ càng tốt. CÒn nếu hướng tới cặp đôi và gia đình thì tạo không gian ấm cũng, lãng mạn sẽ hấp dẫn hơn.

Bước 6: Thiết kế và thi công quán

Sau khi có ý tưởng quán, việc bạn làm tiếp theo là thực hiện ý tưởng đó. Lên bản vẽ, thiết kế sắp xếp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, có thể thuê 1 đơn vị họ sẽ làm điều đó cho bạn. Bạn chỉ việc theo dõi tiến độ và sắp xếp 1 chút để khai trường đúng ngày.

Bước 7: Hoàn thiện menu quán

Sau khi đã chuẩn bị được một số ý tưởng. Bạn nên hoàn thiện menu của mình. Một menu phải ít nhất 30 món trà sữa với nhiều hương vị khác nhau. Topping là một trong những nhân tố tạo nên sự hấp dẫn hơn cho thực đơn của bạn. Ngoài ra nó cũng là bí kíp giúp bạn tăng giá cao cho một ly trà sữa.

Bước 8: Nhập nguyên liệu và thiết bị dùng quầy pha chế trà sữa

Những thiết bị cần phải có cho một khu pha chế trà sữa. Và những gì bạn cần đầu tư về máy móc thiết bị để mở một quán trà sữa để đi vào hoạt động.

a./ Về thiết bị dùng quầy pha chế trà sữa:

Máy dập nắp: Có 2 loại 1 loại dập nắp tự động, và một loại dập nắp thủ công. Đây là thiết bị cần phải có, nó mang lại sự tiện lợi và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời giúp bạn kiểm sót được số lượng ly trà sữa bán ra.

Bình ủ trà: Là vật dụng cần thiết ủ trà, bảo quản một cách tốt nhất.

Bình ủ trà

Nó giữ trà và giữ luôn bí quyết của một ly trà sữa chất lượng.

Một bình nước trà có thể pha được từ 30-50 cốc trà sữa. Một sản phẩm tuyệt vời để giữ hương vị cho cốt trà. Cốc trà sữa của bạn sẽ giữ được hương vị trà đặc trưng nhờ dụng cụ này. Nó có loại từ 8L đến 18L giá dao động từ 700k đến hơn 1 triệu 1 chiếc.

Nồi nấu trà

Máy xay: Nếu trong menu bạn có món đá xay, thì thiết bị này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

Máy xay đá nhuyễn

Máy làm lạnh: sẽ làm lạnh trà được bảo quản tốt hơn. Giúp khách hàng thưởng thức 1 ly trà sữa ngon, cảm giác mát lạnh.

Máy làm đá: Bạn có thể đầu tư hẳn 1 chiếc máy làm đá, nếu bạn muốn chủ động hơn trong việc pha chế và phục vụ. Hoặc bạn có thể mua đá lẻ và bảo quản trong tủ lạnh.

Máy định lượng đường: Giúp bạn định lượng được lượng đường như mong muốn cho mỗi ly trà.

Nếu không đủ chi phí đầu tư, bạn có thể sử dụng dụng cụ đo lường lượng đường.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung một số dụng cụ inox cho khu pha chế: chậu rửa inox, bàn, quầy pha chế trà sữa, kệ trưng bày, …

b./ Về nguyên liệu làm trà sữa:

Trà: Là nguyên liệu chính trong trà sữa. được chia làm 2 loại chính: trà sữa dùng trà, và trà sữa vị.

Topping: nó quyết định 50% sự thành công của ly trà sữa. Hiện nay có rất nhiều topping: trân châu đen, trân châu trắng, thạch phô mai, thạch trái cây, … Bạn nên cập nhật để nắm bắt xu hướng tạo nên sự khác biệt của quán.

Một số vật dụng cần dùng để phục vụ:

Cốc, ly, muỗn, ống hút, … Vì chủ yếu sử dụng nhựa, bạn nên tìm nhà cung cấp chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp khách hàng tin tưởng hơn.

Trên đây là những thiết bị máy móc, nguyên liệu cần sử dụng cho quán trà sữa

Bạn cố gắng tìm những nhà cung cấp uy tín chất lượng, đảm bảo chế độ bảo hành sau này.

Bước 9: Hoàn thiện và thủ tục pháp lý

Để quán hoạt động thuận lợi bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh để hoạt động.

Bước 10: Tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ

Tùy theo hình thức hoạt động quán, và giờ mở cửa. Bạn có thể thuê nhân viên theo ca hoặc toàn thời gian. Việc chia nhân viên theo ca sẽ dễ dàng hơn trong việc tuyển người, bạn có thể tìm kiếm nhân lực là sinh viên, chi phí thuê nhân viên sẽ giảm đi rất nhiều. Họ là những con người năng động, trẻ trung, hoạt bát nên sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng hơn.

Bước 11: Lập kế hoạch Marketing cho quán

Chuẩn bị kế hoạch marketing cho quán

Bạn cần lên kế hoạch khai trương cho quán. Trước khi khai trương, bạn nên mời bạn bè thưởng thức và cho nhận xét khách quan, cũng như xem khâu vận hành quán để khắc phục lỗ hỏng.

Sau đó, là chương trình giảm giá nhân ngày khai trương. Một số chương trình khuyến mãi, quảng cáo chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Ví dụ:

Giảm giá bao nhiêu %

Ưu đãi cho 100 khách hàng đầu tiên

Trên đây là 11 bước cơ bản để bạn thực hiện ý tưởng mở quán trà sữa của mình. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

bởi dg phuong

bởi dg phuong

bởi dg phuong

Công Ty TNHH SX-TM HÀ TIÊN

17 năm kinh nghiệm thiết kế, thi công, lắp đặt trọn gói bếp công nghiệp cho nhà hàng – cafe, khách sạn, nhà máy – xí nghiệp, căn tin trường học – bệnh viện…

247 Hòa Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, TP. HCM

0932699924

02866503437

info@

Mật khẩu

If you have any queries concerning wherever and how to use chai đựng trà sữa mua ở đâu, you can contact us at our web site.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *