20/Apr/2019
Mở quán trà sữa đang là xu hướng mà nhiều nhà đầu tư theo đuổi nhằm đáp ứng nhu cầu về đồ uống ngày càng cao của khách hàng. Muốn kinh doanh trà sữa thành công thì ngoài việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng nhà đầu tư cũng phải chuẩn bị các thiết bị quán trà sữa chuyên dụng.
Mỗi loại máy móc thiết bị sẽ phù hợp với một chức năng, công đoạn riêng trong tiến trình chế biến và pha chế đồ uống và bán hàng. Dưới đây là 8 thiết bị quán trà sữa cơ bản mà mỗi quán trà sữa đều phải chuẩn bị.
Mục lục
Máy pha trà là thiết bị không thể thiếu trong các quán trà sữa giúp tiết kiệm thời gian pha chế nguyên liệu cho nhân viên. Khi dùng máy pha trà nhân viên chỉ cần pha chế theo công thức và tỷ lệ nước, nhiệt độ, thời gian có sẵn, các nồi trà sẽ được đảm bảo đồng nhất về chất lượng.
Máy pha trà chuyên dụng
Giá của một bình pha trà thường giao động từ 4 – 5 triệu. Chủ quán có thể mua mới ngay từ đầu hoặc tham khảo một số loại máy của các quán không hoạt động nữa để mua lại. Một quán trà sữa chỉ cần trang bị một máy pha trà là đủ.
2. Bình ủ trà
Với số lượng đơn hàng bán ra nhiều và liên tục trong cả ngày, nhân viên không thể bán đến đâu pha trà đến đó. Bình ủ trà cũng là loại thiết bị cần thiết ở các quán trà sữa, giúp bảo quản chất lượng trà trong khoảng 3 – 4 tiếng. Cũng như phích nước, bình ủ giúp trà giữ hương vị lâu hơn, đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình bán hàng.
Các loại bình ủ trà tốt nhất
Hiện nay nhiều loại bình ủ trà thường được sử dụng cho các quán trà sữa là loại bình 8L và 10L. Các loại bình này có giá tương đối rẻ dao động từ 700.000VNĐ – 800.000VNĐ. Trung bình một quán trà sữa bạn cần trang bị 3 – 4 bình ủ trà là đủ.
3. Máy định lượng đường
Phải công nhận rằng trà sữa là thức uống được nhiều người yêu thích, dần trở thành loại đồ uống như café. Mỗi người có mỗi khẩu vị và yêu thích độ ngọt khác nhau, độ ngọt của trà dần trở thành đặc trưng riêng của mỗi quán. Như việc khách hàng hay rủ nhau đến DingTea vì vị ngọt đậm, đến Gongcha vì vị ngọt vừa, v…v…
Máy định lượng đường hỗ trợ pha chế
Máy định lượng đường sẽ là thiết bị giúp các quán trà sữa pha chế chính xác theo yêu cầu khách hàng. Đồng thời tiết kiệm khá nhiều thời gian khi bỏ qua được công đoạn đong đếm lượng đường và hạn chế các rủi ro không đáng có như quên công thức, cho quá nhiều hoặc quá ít đường. Mỗi máy đo lượng đường có giá giao động từ 4 – 5 triệu đồng. Vừa vặn để các chủ quán có thể trang bị khi bắt đầu mở quán trà sữa
Liên hệ ngay
4. Máy làm trân châu
Nếu quán trà sữa quy mô lớn thì có thể sắm máy làm trân châu. Dụng cụ này giúp quán tự làm những loại trân châu khác nhau tại quán, giúp tiết kiệm thời gian và nhân công. Mỗi giờ, máy làm trân châu cho ra 5 – 7 kg thành phẩm. Chi phí đầu tư máy làm trân châu khoảng 5 – 7 triệu, tùy vào thương hiệu máy. Nhưng với những ai muốn tiết kiệm chi phí, có thể chọn mua trân châu làm sẵn.
Máy làm ra nhiều loại trân châu khác nhau
5. Tủ lạnh
Tủ lạnh giúp bảo quản các nguyên liệu trà sữa nên đây là dụng cụ mở quán trà sữa cần chuẩn bị. Chủ quán có thể chọn loại tủ lạnh bao gồm ngăn đông và ngăn mát để tiết kiệm chi phí. Một chiếc tủ lạnh với chức năng làm đông và làm lạnh có kích thước phù hợp sử dụng để kinh doanh trà sữa thường có giá khoảng 10.000 đồng.
Tủ lạnh giúp bảo quản các nguyên liệu
Ngoài ra, quán có thể đầu tư chuẩn bị thêm bình xịt kem tươi , cân điện tử, máy đánh trứng, máy xay sinh tố… nếu mô hình trà sữa lớn và nguồn tài chính cho phép.
6. Máy dập nắp
Hầu hết các quán trà sữa đều sử dụng ly nhựa, đồng thời là mô hình bán mang đi (takeaway) do đó máy dập nắp ly là thiết bị cần phải có. Sử dụng máy dập nắp để làm kín miệng cốc, đảm bảo cốc trà sec nguyên vẹn khi giao cho khách hàng. Hơn nữa, khi sử dụng máy dập nắp cũng tiết kiệm công sức và thời gian đóng gói cho nhân viên.
Máy dập nắp tự động
Ở nhiều cửa hàng trà sữa, việc sử dụng máy dập nắp còn giúp chủ cửa hàng đo lường được số cốc bán ra mỗi ngày, tránh trường hợp gian lận của nhân viên thu ngân. Máy dập nắp có nhiều loại, trung bình từ 5 – 9 triệu, tùy quy mô và cũng như tình hình tài chính mà bạn chọn loại phù hợp nhất với quán của mình.
7. Máy làm đá
Việc kinh doanh đồ uống nói chung và trà sữa nói riêng thì đá là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Xem xét việc dùng đá bên ngoài hay tự làm đá để dùng cũng là vấn đề quan trọng. Nếu sử dụng đá mua bên ngoài sẽ không đảm bảo về chất lượng, dễ dẫn đến những trường hợp không mong muốn.
Máy làm đá đảm bảo chất lượng
Với chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, khoảng 35- 45 triệu một hệ thống máy làm đá nên chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ. Nếu xác định kinh doanh lâu dài với mục đích phát triển mở rộng thì việc đầu tư thiết bị máy làm đá cũng là điều cần thiết.
8. Máy POS bán hàng
Việc ứng dụng công nghệ trong quy trình vận hành của quán trà sữa mang lại nhiều lợi ích đặc biệt. Với số lượng đơn hàng lớn, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong khâu kiểm soát và đặt đồ cho khách, chủ đầu tư không thể theo sát doanh thu. Đầu tư một hệ thống phần mềm quản lý quán trà sữa chuyên dụng giúp giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong khâu bán hàng của nhân viên. Đồng thời giúp chủ đầu tư quản trị, theo dõi tình hình kinh doanh của mình chính xác nhất.
Máy POS bán hàng trà sữa
Hệ thống bán hàng chuyên nghiệp giúp thao tác của nhân viên nhanh hơn, tiết kiệm thời gian đặt hàng để phục vụ nhiều khách, hơn nữa hệ thống bán hàng sẽ xuất những báo cáo cần thiết giúp chủ cửa hàng theo dõi lời lỗ của quá trình kinh doanh. Giá của hệ thống POS sẽ giao động từ 20 – 30 triệu, tùy theo quy mô và nhu cầu của các chủ đầu tư. If you loved this article and you also would like to obtain more info about hộp đựng trà sữa kindly visit our web site. Tuy nhiên đã xác định kinh doanh bài bản bạn cần tìm một phần mềm dạng chuyên dụng cho mô hình trà sữa.
9. Máy in tem nhãn
Trang bị máy in tem nhãn kết nối với hệ thống bán hàng POS để mỗi khi hệ thống sẽ được in ra chuyển cho bộ phận bar pha chế. Tem nhãn vừa giúp khâu pha chế chuẩn xác vừa tiện cho quá trình trả đồ của nhân viên. Máy in tem nhãn có giá từ 2 – 3 triệu đồng, tùy theo thiết kế quầy bar để chủ đầu tư quyết định xem nên sử dụng bao nhiêu máy thì phù hợp.
Máy in tem kết hợp với phần mềm bán hàng
10. Máy self – order
Công nghệ phát triển, có nhiều loại máy móc thiết bị ra đời để phục vụ hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Với đặc thù mô hình trà sữa có số lượng khách lớn, để giải quyết vấn đề quá tải, các chủ đầu tư nên trang bị máy Self – Order. Khách hàng có thể chủ động đặt hàng ở máy Self – Order để giảm tải khâu phục vụ của nhân viên đồng thời nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Máy tự đặt đồ Self-Order
Máy Self – Order hiện tại có giá giao động từ 25 – 30 triệu đồng, tuy nhiên có nhiều đơn vị cho thuê máy theo tháng có thể tiết kiệm chi phí ban đầu cho chủ đầu tư.
Bài mới nhất
Ngày 9/Jun/2020
Ngày 27/May/2020
Bài viết nổi bật
Ngày 5/Mar/2017
Ngày 4/Apr/2019
Công ty cổ phần
là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các giải pháp phần mềm và phần cứng chuyên nghiệp, hiện đại trong lĩnh vực quản lý nhà hàng/cafe, phù hợp với nhiều mô hình dịch vụ khác nhau
Địa chỉ văn phòng
Hà Nội: Tầng 11, Tòa tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh: Tầng 12, Tòa nhà Lottery Tower, Số 77 Trần Nhân Tôn, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Hải Phòng: Số 280, bình ủ lạnh trà sữa Lô 22, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Đà Nẵng: Số 174A Nguyễn Duy Hiệu, TP. Đà Nẵng
Nghệ An: Số 3 Trần Hưng Nhượng, Hưng Phúc, TP Vinh Nghệ An
Huế: Số 263 Chi Lăng, Phú Hiệp, TP.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Lào Cai: Số 114 Thạch Sơn, Thị Trấn Sapa, Tỉnh Lào Cai
Trung tâm bảo hành
Hà Nội: Số nhà 9, ngõ 4, phố Nghĩa Đô ( ngõ 100 cũ) đường Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Đô, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh: Tầng 6, Tòa nhà Lottery Tower, Số 77 Trần Nhân Tôn, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Mạng xã hội
© Copyright 2017
Đăng ký
Đăng ký